Mẹo bảo vệ pin xe ôtô điện
Điều khiển xe điện dưới thời tiết mùa đông có thể làm giảm tuổi thọ của pin đáng kể. Hãy cùng chúng tôi tham khảo một số lời khuyên hữu ích giúp bảo vệ gói pin xe ô tô điện và khởi động trong điều kiện nhiệt độ thấp.
1. Sử dụng xe ô tô điện thường xuyên
Chỉ sạc pin khi sử dụng động cơ thường xuyên. Nếu người điều khiển chỉ chạy xe quãng đường ngắn hay hầu như không sử dụng xe điện sẽ khiến pin bị chai nhanh chóng. Trong trường hợp không có nhu cầu đi lại nhiều, hãy cân nhắc đầu tư mua sạc pin dự phòng.
2. Tắt động cơ, thiết bị khi không cần thiết
Tiết kiệm năng lượng pin bằng cách tắt hệ thống tích hợp tính năng sưởi, cần gạt nước, cụm đèn chiếu sáng hay cổng USB khi không có nhu cầu sử dụng.
3. Khởi động xe ô tô điện đúng cách
Nén bộ ly hợp khi khởi động động cơ có thể giúp xe giảm được áp lực lớn khi nổ máy và có thể tiết kiệm được năng lượng điện đáng kể.
4. Kiểm tra pin
Cần lưu ý kiểm tra gói pin qua quan sát thực tế bằng mắt thường và nếu cần hãy mang xe đến địa chỉ uy tín nhờ các chuyên gia giàu kinh nghiệm về ô tô tiến hành kiểm tra một cách chuyên nghiệp. Trong trường hợp sở hữu một chiếc xe điện cũ, cần kiểm tra với chủ xe cũ xem gói pin có được lắp đặt đúng hay không.
5. Kiểm tra hệ thống vận hành liên quan đến gói pin
Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô, nếu bản thân không thực sự thông thạo, hãy tìm đến các chuyên gia để kiểm tra máy phát điện, hệ thống khởi động và sạc điện cùng với gói pin. Khi một trong số các thiết bị trên gặp vấn đề, pin có thể gặp hiện tượng như sạc quá mức, sạc chưa đủ hay cắm sạc nhưng không vào điện và làm giảm tuổi thọ pin xe.
6. Bảo trì xe ô tô điện
Một chiếc xe bảo trì kém chẳng hạn lốp xe bị xuống hơi hay động cơ hoạt động quá mức có thể gây ra áp lực khi vận hành gói pin. Lưu ý đặt xe trong ga-ra ô tô khi không sử dụng với nhiệt độ ấm áp vừa phải giúp kéo dài tuổi thọ pin hơn so với đặt xe dưới trời lạnh.
7. Hiểu biết về các tín hiệu cảnh báo
Các tín hiệu cảnh báo chẳng hạn động cơ phát ra tiếng ồn khó chịu khi kích hoạt bộ phận đánh lửa, đèn bảng điều khiển mờ hay động cơ xe vận hành chậm hẳn so với trước là những dấu hiệu báo động về tuổi thọ gói pin mà người dùng không thể lơ là.
8. Đừng bắt xe “gồng mình quá sức"
Nếu không khởi động được xe dù đã làm đúng quy trình như dạo đầu làm nóng động cơ, lưu ý không nên khởi động đi khởi động lại, hành động này chỉ làm pin bị chai thêm mà thôi. Có lẽ lý do đơn giản chỉ là xe bị hết pin, cần sạc điện trước khi rời khỏi nhà, vì thế hãy kiên nhẫn trong mọi tình huống và đừng bắt xe phải “gồng mình quá sức".
9. An toàn là bạn
Nếu người điều khiển lâm vào một tình huống nguy hiểm trên đường lái, hãy cố bình tĩnh, tỉnh táo tấp xe vào vị trí an toàn hơn trước khi tiếp tục tìm kiếm sự giúp đỡ từ người xung quanh đi ngang qua.
10. Sẵn sàng “jump-start”
Trong trường hợp khẩn cấp, người lái có thể cần phải “jump-start”(đấu nối khi ắc-quy "chết") cho xế yêu, vì thế hãy đảm bảo bạn đã tìm hiểu toàn bộ chu trình cần thiết khi gặp phải tình huống này.
Những bộ phận trên xe ôtô cần thay thường xuyên
Ngoài những kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn, việc chăm sóc và bảo dưỡng xe thường xuyên, kịp thời không những giúp bạn tăng tuổi thọ cho xe mà còn hạn chế được nhiều chi phí phát sinh không cần thiết. Dưới đây là những bộ phận của xe mà bạn cần thường xuyên kiểm tra và thay mới.
Dầu và bộ lọc dầu
Dầu và lọc dầu của xe là 2 chi tiết tác động trực tiếp đến quá trình vận hành của động cơ. Chính vì vậy, bạn không cần quá đề cao vấn đề chất lượng hay danh tiếng của chúng mà quan trọng nhất là bạn cần thay thế đúng thời điểm. Theo khuyến cáo chung của các nhà sản xuất, bạn nên thay lọc dầu sau khi xe lưu hành được từ 3 – 6 tháng hoặc từ 48 nghìn – 80 nghìn km.
Kính chắn gió
Kính chắn gió là là bộ phận thường xuyên tiếp xúc và chịu tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài. Tùy vào điều kiện sử dụng của xe mà bạn nên thay bộ phận này mỗi năm một lần hoặc hai năm một lần. Đặc biệt, nếu xe của bạn thường xuyên di chuyển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì việc thay thế này càng cần phải được chú ý nhiều hơn.
Bộ lọc không khí
Bộ lọc không khí là "người kiểm soát" lượng không khí đảm bảo không khí đưa vào, trộn với nhiên liệu (xăng/dầu) sạch, giúp quá trình đốt cháy nhiên liệu hoàn toàn. Theo những chuyên gia chăm sóc và bảo dưỡng xe hơi, mỗi 3 - 4 năm, bạn nên kiểm tra và thay thế lọc không khí một lần. Nếu xe của bạn thường xuyên di chuyển trên những địa hình bụi bặm thì thời gian kiểm tra và thay thế bộ phận này có thể sớm hơn.
Má phanh
Để đảm bảo an toàn, bạn nên thay má phanh sau mỗi 3 - 5 năm sử dụng xe hoặc sau từ 48.000 - 100.000 km. Thời gian bạn cần thay má phanh mới cũng phụ thuộc vào loại xe mà bạn lái và loại má phanh trang bị cho xe. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại má phanh nhưng má phanh gốm thường có tuổi thọ cao hơn.
Pin
Giống như một ắc quy axit-chì, Pin là thiết bị sản sinh điện áp. Vai trò của Pin là cung cấp dòng điện cho hệ thống đánh lửa khi đề máy, khởi động động cơ. Bên cạnh đó, Pin còn cung ứng dòng điện tăng thêm khi nhu cầu dùng điện phát sinh cao hơn khả năng của bộ phát điện… Sau mỗi 4 - 5 năm thì bạn nên thay mới bộ phận này.
Đèn pha và đèn hậu
Vai trò của đèn pha và đèn hậu được phát huy tối đa khi xe di chuyển vào ban đêm. Tuổi thọ trung bình của hai cụm đèn này là từ 5 – 6 năm tùy thuộc vào thời gian sử dụng ít hay nhiều. Ngoài ra, nếu xe bạn thường xuyên di chuyển trên những đoạn đường xấu, gồ ghề thì các bóng đèn này cũng nên được thay mới sớm hơn thời gian quy định trên.
Lốp
Lốp là bộ phận duy nhất của xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Khi lựa chọn lốp, bạn cần chú ý đến các thông số kỹ thuật của lốp phù hợp với mục đích di chuyển. Mặc dù mỗi lốp xe có tuổi thọ từ 5 – 7 năm nhưng tùy vào nhiều yếu tố khách quan hoặc chủ quan cụ thể mà bạn nên thay lốp mới khi cần.
Bugi
Bugi là bộ phận đảm nhiệm vai trò phát sinh tia lửa điện giữa điện cực trung tâm và cực nối mát để đốt cháy hỗn hợp không khí – xăng từ chế hòa khí đẩy vào buồng đốt. Vì vậy, nếu bộ phận này bị hỏng, tia lửa điện sẽ không được sinh ra và những rắc rối bạn gặp phải là không thể tránh khỏi. Để đảm bảo động cơ luôn hoạt động tốt, bạn nên thay Bugi sau mỗi 160.000 km hoặc 8 năm sử dụng.
Dây cu-roa (đai cam)
Nhiệm vụ chính của dây cu-roa (đai cam) là quay trục cam nhằm điều khiển đóng mở nhịp nhàng các xú-páp cùng với hoạt động của pít tông để xe vận hành. Chính vì vậy, việc kiểm tra, thay thế dây cu-roa vô cùng quan trọng. So với các bộ phận khác, dây cu-roa có thời gian sử dụng lâu hơn và bạn nên thay thế nó khi xe đi được quãng đường từ 100.000 - 160.000 km hoặc sau mỗi 8 năm sử dụng.
>> Đánh giá dòng xe Mazda CX-5
Sổ tay bảo dưỡng định kỳ
Thực tế, để tiết kiệm chi phí bạn có thể tự kiểm tra thay thế một số bộ phận trên ô tô theo lịch định kỳ và thực trạng sử dụng ô tô.
Theo thời gian mỗi chiếc ô tô cần được sắp xếp một lịch bảo dưỡng đình kỳ bởi một số bộ phận của ô tô trong quá trình vận hành sử dụng thường bị mòn một cách tự nhiên. Một lịch trình bảo dưỡng định kỳ, hợp lý sẽ tránh cho chiếc xe của bạn khỏi hư hỏng nặng cũng như tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính an toàn cho xe cũng như người sử dụng.
Lý do phải bảo dưỡng ô tô định kỳ
Tại Việt Nam, hiện nay ô tô đã trở thành phương tiện giao thông ngày càng phổ biến. Chắc hẳn những người sử dụng ô tô đều mong muốn xe của họ luôn trong điều kiện tốt nhất, an toàn và kinh tế.
Nếu không chú ý đến lịch bảo dưỡng xe định kỳ (bảo dưỡng xe theo một chu kỳ nhất định, quy định bằng quãng đường hay thời gian sử dụng) hoặc liên tục sử dụng ô tô trong thời gian dài thì một số bộ phận của xe bị hao mòn. Việc không chăm sóc và bảo dưỡng ô tô định kỳ sẽ dẫn đến các tính năng hoạt động giảm đi, hư hỏng nặng thậm chí gây mất an toàn trong quá trình sử dụng.
Có những bộ phận trên xe ô tô cần thay thế, bảo dưỡng định kỳ theo số Km, điển hình là việc thay dầu động cơ. Dầu có chức năng bôi trơn, làm kín, làm mát, làm sạch và chống ăn mòn kim loại đối với các bộ phận bên trong. Trên thực tế, sau một quá trình sử dụng, vận hành ô tô các tính năng của dầu và lọc dầu sẽ không còn được như trước, vì vậy bạn phải thay thế chúng định kỳ để đảm bảo động cơ hoạt động tốt.
Những hạng mục trong quá trình bảo dưỡng định kỳ
"Việc bảo dưỡng định kỳ một chiếc ô tô phải qua nhiều hạng mục kết hợp kiểm tra chi tiết từng bộ phận khác nhau để đảm bảo chiếc xe luôn vận hành trơn tru", theo các chuyên gia kỹ thuật của Honda Ô tô Việt Nam. Các hạng mục kiểm tra bao gồm:
Rà soát chức năng vận hành của hệ thống điều khiển trong cabin, qua đó kiểm tra các thiết bị như đèn, còi, gạt mưa, hệ thống trợ lực lái, hệ thống điều hòa không khí…
Xem xét, thay thế dầu động cơ, dầu trợ lực lái, dung dịch làm mát động cơ, dầu phanh, dây đai truyền động…
Thay thế định kỳ dầu máy, bộ lọc dầu động cơ, bộ lọc nhiên liệu, bộ lọc gió…
Kiểm tra gầm xe bảo dưỡng hệ thống phanh, hệ thống treo, lốp xe, đường ống, ống xả, đai ốc, kiểm tra các rò rỉ,… Chú ý sau khi bảo dưỡng, cần để nhân viên kỹ thuật của hãng lái thử xe để kiểm tra tốc độ, lực phanh, độ trượt ngang, nồng độ khí xả…
Địa điểm bảo dưỡng ô tô định kỳ
Trên thực tế, theo kinh nghiệm sử dụng xe hơi, một số bộ phận trên xe bạn có thể tự kiểm tra thay thế theo lịch định kỳ và thực trang sử dụng ô tô của bản thân. Nhưng đối với nhiều người có ít kinh nghiệm trong việc bảo dưỡng ô tô bạn chỉ nên kiểm tra các bộ phân không phức tạp như nước làm mát, dầu động cơ, dầu trợ lực lái…
Các bộ phận khác như động cơ, hộp số, hệ thống phanh… đòi hỏi được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp đã được đào tạo chuyên sâu.
Đối với việc bảo dưỡng các hệ thống chỉ trang bị riêng cho dòng xe ô tô của bạn lời khuyên là hãy mang đến các đại lý chính hãng để được tư vấn kiểm tra và sửa chữa.